Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Các dòng thiết bị định vị ô tô

(DĐDN) - Mặc dù, việc gắn thiết bị giám sát hành trình - thiet bi dinh vi oto GPS (còn gọi là hộp đen) trên các loại ôtô đã được quy định tại Nghị định số 91/2009/NĐ- CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2009. Tuy nhiên, ngay quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của thiết bị giám sát hành trình ôtô hiện đang bộc lộ nhiều bất cập...


“Hộp đen”lắp ráp lộ thiên không chỉ dễ bị kẻ xấu lợi dụng lấy cắp, phá hoại mà ảnh hưởng đến sự tập trung và tầm quan sát của tài xế. 
 
Trong Thông tư 08/2011/TT-BGTVT về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các thiết bị định vị giám sát hành trình của xe ôtô do Bộ Giao thông vận tải ngày 8/3/2011, ở phần “2.1.5” quy định cổng kết nối (cổng COM)  như sau: “Thiết bị giám sát hành trình phải có ít nhất một cổng kết nối 9 chân theo chuẩn RS 232 (DB9-Male, DTE)” và ở mục 2.1.6 quy định chức năng trao đổi và in dữ liệu thông qua cổng COM của thiết bị giám sát hành trình nêu rõ: “Phải đảm bảo kết nối với máy in di động cầm tay (loại in kim hoặc in nhiệt) để in ra trực tiếp từ thiết bị giám sát hành trình các loại dữ liệu cần in…”.

Cổng COM lộ “gót chân”asin”

Với quy định tại Thông tư 08/2011/TT-BGTVT  thì “hộp đen” phải được lắp ráp lộ thiên - Không chỉ dễ bị kẻ xấu lợi dụng lấy cắp, phá hoại mà sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung và tầm quan sát của tài xế. Quan trọng hơn, cổng COM trên thiết bị giám sát hành trình chỉ có một mục đích duy nhất là trích xuất dữ liệu về vận tốc, hướng chuyển động của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian rất ngắn (từ 5 phút đổ lại) so với thời gian vận hành của phương tiện giao thông. 

Các thiết bị giám sát hành trình hiện đại ngày nay đều đã loại bỏ cổng COM.
Thực tế, thiết bị có cổng COM là thiết bị của 10 - 20 năm về trước, đến nay đã quá lạc hậu. Trong khi, tất cả các thiết bị giám sát hành trình hiện đại ngày nay đều đã loại bỏ cổng COM, vì tất cả các dữ liệu vận hành phương tiện giao thông đã được truyền về trung tâm một cách liên tục và tức thời. Vì thế, dùng các thiết bị có cổng COM vừa không đảm bảo chính xác cho các thông tin lưu tại hộp đen mà còn lãng phí trong đầu tư. Nếu làm theo quy định thiết bị GPS phải có cổng COM, thì công an giao thông phải có máy in ấn di động, phải sử dụng cổng kết nối; Nhà nước sẽ phải tiêu tốn tiền bạc cho việc mua máy in di động, kéo theo các tiêu tốn khác như giấy, mực in, các phụ kiện khác của máy in và đồng thời một đội ngũ kỹ thuật để bảo trì bảo dưỡng cho thiết bị này.

Ở mục 2.2.6, quy định Thông tin về tốc độ của xe, thiết bị giám sát hành trình có quy định: “Cảnh báo lái xe khi xe chạy quá tốc độ giới hạn và ghi nhận số lần xe chạy quá tốc độ giới hạn trong suốt hành trình chạy xe”. Điều này rất cần thiết, nhưng không khả thi vì hiện trạng giao thông ở nước ta có nhiều cung đường khác nhau, cho phép xe chạy với tốc độ khác nhau, nên không thể áp dụng một vận tốc chung cho tất cả các đoạn đường. Đó là chưa kể trên một trục đường có nhiều làn xe (đường cao tốc), mỗi làn có vận tốc quy định khác nhau. Vì thế, việc cảnh báo xe chạy quá tốc độ cho phép phải được tự động hóa toàn bộ. Trong khi, các thiết bị giám sát hành trình hiện nay chỉ có thể đặt vận tốc giới hạn bằng tay, không phải tự động.

Hơn nữa, Thông tư 08/2011/TT-BGTVT cũng không chỉ rõ việc bảo trì bảo dưỡng thiết bị GPS trong khoảng thời gian nào, thiết bị phải làm việc trong bao lâu ? Trong khi đó, theo quy định của  Liên Bang Nga chẳng hạn, các thiết bị này phải được bảo hành ít nhất là 2 năm, thời gian sử dụng của thiết bị không được dưới 6 năm...

Hàng “xịn” bị loại

Chính vì những quy định trong Thông tư 08/2011/TT-BGTVT cho nên nhiều DN sản xuất kinh doanh các hộp đen hiện đại được làm từ Mỹ hay Liên bang Nga - cái nôi của công nghệ GPS lại không được Bộ GTVT cấp giấy phép hợp quy chuẩn dù thiết bị được lắp đặt rất kín đáo và hiện đại, không cần cổng COM vẫn có được thông tin một cách nhanh nhất. Lý do là những thiết bị hiện đại này không đạt các quy chuẩn quốc gia,  không có cổng COM là điển hình. 

Trong khi đó, theo ông Thạch Như Sỹ - Phó Chánh thanh tra Bộ GTVT, qua đợt thanh tra  7 nhà cung cấp và các DN vận tải lắp đặt thiết bị ở các tỉnh phía Nam vừa qua, nổi cộm lên vấn đề nhiều thiết bị lỗi cổng kết nối (cổng COM), hiển thị tín hiệu; thiết bị không có mục hướng dẫn nên lái xe không nắm được cách sử dụng và truy nhập thông tin.

Có thể nói, việc ứng dụng GPS không chỉ giúp các DN vận tải điều hành kinh doanh dễ dàng, tiết kiệm, giúp cơ quan nhà nước dễ quản lý, giám sát... mà còn giúp ngăn chặn tai nạn giao thông. Tuy nhiên, để ứng dụng GPS hiệu quả, Bộ GTVT cần phải khắc phục những bất cập trong quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các thiết bị giám sát hành trình, cũng như có sự đầu tư đồng bộ cơ sở dữ liệu, đáp ứng sự kết nối với các thiết bị “hộp đen” tiên tiến của thế giới.

Luật sư Thái Văn Chung:
Nhiều thiết bị tốt không được ứng dụng

Việc nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị GPS là điều kiện cần thiết để bảo đảm về chất lượng, kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng là các DN vận tải. Tuy nhiên, cần sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành theo hướng công nhận một số yếu tố kỹ thuật cơ bản của thiết bị làm cơ sở cho nhà nước kiểm tra, giám sát được hành vi tuân thủ pháp luật của lái xe, DN đối với an toàn trong lĩnh vực giao thông như thời gian lái xe, tốc độ vận hành của phương tiện, các tín hiệu cảnh báo... Còn những thông số thuộc về yêu cầu cụ thể của từng DN thì nhà nước không cần quy định mà để cho cung cầu của thị trường điều chỉnh. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nhiều thiết bị tốt, hiện đại được sản xuất từ các nước tiên tiến trên thế giới sẽ được sử dụng tại VN, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của các nhà vận tải. 
Xem thêm : dinh vi xe hoi

Nguồn: http://dddn.com.vn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét