Việc sở hữu và sử dụng một chiếc xe côn tay đầy nam tính nói chung và
dòng xe yamaha exciter nói riêng luôn là niềm mơ ước và sự là sự “hãnh
diện”khi cưỡi trên một chiếc xe cá tính mạnh mẽ. Tuy nhiên với một số
Bạn trẻ lần đầu tiếp xúc với chiếc xe côn tay cũng gặp không ít rắc rối
nhất là khi khởi động và gặp khi dừng đèn đỏ, kẹt xe. Vì vậy khi lần đầu
tiên sở hữu xe côn tay và xe yamaha exciter thì việc đầu tiên là làm
quen với cách hoặc động của xe và cũng là một dòng xe “hot” trên thị
trường, tốc độ lại cao nên khi chẳng may bị kẻ trộm để ý và lấy cắp thì
khả năng mất là rất cao vì vậy trang bị khoa chong trom xe exciter là một điều cần thiết nên làm khi mua xe.
Khóa chống trộm xe máy là một thiết bị có khả năng khóa và chống lại
việc khởi động xe trái phép khi ổ khóa chính của xe đã bị vô hiệu hóa.
Đồng thời giúp bạn có thể thời gian để phát hiện ra hành vi phạm tội của
những kẻ bất lương. Những chiếc khóa chống trộm ngày nay đã trở thành
một thiết bị không thể thiếu cho xe máy, nhất là những chiếc xe tay ga
hoặc xe số đắt tiền.
Để tìm hiểu kỹ hơn mời bấm vào đây để tìm hiểu rõ hơn về: khoa chong trom xe may
hoặc tìm hiểu những lợi ích về lap thiet bi dinh vi xe may
Thứ 1 xe côn khó nhất với người mới biết đi là vào số 1. Khi xe chạy
rồi thì vào các số sau rất dễ mà ko lo chết máy. Để vào số 1 với những
bạn mới tập đi thì hãy làm như sau. Theo như xe mình bóp hết côn, nhả
khoảng 1/3 tay côn là ko có tác dụng gì. 2/3 còn lại nhả ra – ga vào thì
xe mới bắt đầu chuyển bánh. Các bạn nên tập nghe tiếng máy. Máy rú thì
giảm ga mà máy yếu kêu ọc ọc thì tăng ga. Theo như mình nói đầu tiên bóp
hết côn. Vào số 1. Nhả 1/3 tay côn. Sau đó nhả tiếp thật là chậm cũng
với việc ga vào cũng cực nhẹ. Cảm nhận việc xe bắt đầu hơi di chuyển.
Tiếp tục nhả côn và vào ga. Mới tập đi nên các bạn phải làm như vậy nếu
ko nhả côn nhanh quá sẽ chết máy. Khi đi quen rồi thì thao tác sẽ nhanh
hơn
xe lắp đặt thiết bị định vị xe máy
Thứ 2 các bạn mới đi cũng khó biết cách về N khi dừng đèn đỏ hoặc
dừng xe. Các bạn nên dựng chân chống giữa (ko phải chân chống bên nhé)
để bánh sau ko chạm đất. Sau đó leo lên xe và tập vào số N. 1 cách để
vào N rất dễ với những ai chưa quen là về số 2. Sau đó nhấc chân ra khỏi
chỗ để chân. Mũi chân hơi hướng xuống 1 chút. Giậm 1 cái (ko cần mạnh
quá đâu) thì khi đó lòng bàn chân chạm vào chỗ để chân thì mũi chân cũng
chỉ giẫm 1/2 số để từ 2 về N bởi mũi chân hới hướng xuống 1 chút chứ ko
xuống hẳn
Thứ 3 là trường hợp mà cũng rất nhiều người chết máy khi mới tập đi.
Đó là đến đoạn đường cua, hay đến đường giao nhau gặp các xe khác chúng
ta phải giảm tốc độ. Nếu tốc độ xuống thấp quá mà ta ko về số nhỏ thì xe
sẽ bị giựt giựt và chết máy. Để tránh việc này ta phải luôn ghi nhớ
rằng tốc độ nào đi số nấy
Với số 1 thì khoảng 0 – 15 km/h
Với số 2 thì khoảng 10 – 25 km/h
Với số 3 thì khoảng 15 – 35 km/h
Với số 4 thì khoảng trên 20 – 45 km/h
Với số 5 thì khoảng trên 40m km/h trở lên
Lưu ý rằng tốc độ nhỏ nhất với mỗi số mình nói ở trên là tốc độ nhỏ nhất
mà xe có thể vẫn hoạt động được khi đi 1 người. Nếu nhỏ hơn tốc độ trên
xe sẽ chết máy. Với số 2 thì chỉ cần xe vẫn lăn bánh dù là rất chậm
(lăn theo quán tính thôi) và các bạn đã giảm hết ga thì vẫn ko lo chết
máy và có thể ga lên đi tiếp nhưng lưu ý là phải bóp côn khi xe lăn bánh
theo quán tính như vậy nhé, mún đi tiếp thì nhả côn, ga lên. Còn tốc độ
cao nhất với mỗi số ở trên là tốc độ mà bạn nên lên số khi đạt vận tốc ý
nếu ko máy sẽ rú to hơn
Khi đi trên đường nếu phải giảm tốc độ, với người đi quen thì có thể cảm
nhận tốc độ này đi với số mấy. Với người chưa quen thì các bạn nên liếc
đồng hồ xem tốc độ đang là bn. Từ đó để về số cho phù hợp
Thứ 4 là trường hợp mà nhiều người cũng có thể chết máy. Đó là lên
dốc, nhất là đèo 2, hoặc xe đang dừng ngay chân dốc hoặc giữa dốc mà dốc
lại quá cao. Với dốc thấp thì mình ko nói. Chỉ cần ga mạnh chút là
được. Mình sẽ nói với trường hợp dốc cao và nhất là khi đang đi 2 người
nhé
TH1: đang đi và biết trước có dốc, xe đèo 2 và dốc khá cao. Giảm dần tốc
độ để về số khi đi đến gần chân dốc. Với dốc càng cao thì sẽ về số càng
thấp. Số 3 cũng có thể lên dốc nếu dốc vừa phải khoảng dưới 30 độ. Dốc
hơi cao tốt nhất nên về số 2 khi ta đèo 2. Số 1 thì có lẽ dốc quá cao
thôi. Sau khi giảm tốc độ và về số, xe cũng vừa trôi đến chân dốc thì
cũng là lúc ta bắt đầu nhả côn và ga lên. Xe bắt đầu lên dốc thì ta lại
ga thêm chút nữa. Nói chung là trong lúc lên dốc ta cứ nhích dần tay ga
thêm 1 chút cho máy khỏe lên để leo dốc cho tốt. Chú ý nghe tiếng máy
đừng ga mạnh quá để máy quá rú. Cũng ko được ga nhẹ quá để máy kêu ọc ọc
nếu ko sẽ chết máy. Nếu thấy máy yếu kêu ọc ọc phải ga mạnh hơn
TH2: Xe đang dừng và trước mặt là dốc cao (chẳng hạn nhà ai dưới dốc thì
khi mún dắt xe ra khỏi nhà phải lên dốc), ko có đà xe đang đi như TH1.
Ta khởi động máy như bình thường và vào số 1. Ga mạnh để xe vượt dốc.
Khi bánh sau vượt qua dốc rồi mới được nhả ga. Việc này ko có gì là khó
nếu con dốc dẫn ra đường chính là đường lớn. Nếu là đường trong ngõ, nhỏ
và hẹp lại ko có tầm nhìn thì cần phải lưu ý 2 điều. Thứ nhất phải cẩn
thận tránh trường hợp vừa phi lên dốc ra đường thì có xe đi đến đâm vào
mình. Có thể nhờ người đứng trên dốc nhìn hộ hoặc ta ra nhìn đường trước
rồi mới xuống cho xe ra. Thứ 2 là bên kia đường là nhà người khác. Đây
lại là đường ngõ nên nhỏ, đường chỉ rộng hơn chiều dài cái xe 1 chút. Vì
vậy để tránh trường hợp ga quá mạnh và đâm vào nhà bên kia đường trước
khi vượt dốc phải chuẩn bị sẵn tinh thần bóp phanh trước (phanh bên tay
ga) và bóp côn. Sau khi lên dốc sau bóp phanh, nhả ga để xe dừng. Tại
sao lại là phanh trước mà ko phải phanh chân ?. Bởi xe đang dừng, ko có
đà. Xe mới xuất phát nên ta phải chống 2 chân giữ thăng bằng. Và cũng là
tránh trường hợp nếu chết máy giữa chừng khi lên dốc thì chống chân kịp
nếu ko sẽ ngã. Và bóp phanh trước cũng an toàn hơn bởi bánh trước sẽ
dừng lại tức thì. Bóp phanh sau xe vẫn có thể bị rê đi và đâm nhẹ vào
nhà người ta
TH3. Xe bị chết máy giữa dốc. Nếu đang đèo 2 thì bạn phải bảo người ngồi
sau xuống xe để bạn có thể lên dốc 1 cách dễ dàng nhất. Đầu tiên bóp
phanh tay để chống 2 chân. Khởi động lại máy và vào số 1. Cố gắng giữ
thăng bằng xe bằng 1 chân còn chân kia giẫm chân phanh. Bỏ phanh tay để
thuận tiên cho việc vặn tay ga. Bắt đầu nhả côn và ga lên như khi khởi
động xe để đi. Nhưng lưu ý là ko được nhả hết côn. Vẫn giữ 1 chút côn.
Vì xe chưa đi nên nếu nhả hết côn sẽ chết máy (nghe tiếng máy ọc ọc là
bít). Vặn tay ga lớn hơn so với bt để xe rú lên. Cùng lúc đó nhả chân
phanh từ từ để xem xe vọt lên được chưa. Tránh nhả chân phanh nhanh để
nếu sẽ chưa đủ độ vọt dốc thì xe sẽ bị trôi ngược
Thứ 5 là 1 điều cũng khá quan trọng. Đó là khi nào cần dùng côn và
khi nào ko cần dùng côn. Khi đi trên đường, ngoài việc côn dùng để vào
số thì trước khi dừng đèn đỏ hay dừng xe…thì ta có thể cắt côn (âm côn)
để xe trôi tự do theo quán tính, giúp ta tiết kiệm xăng. Ta cũng có thể
âm côn khi trôi dốc nhưng tốt nhất ko nên làm vậy. Nếu làm vậy thì bạn
phải bóp phanh. Tránh trường hợp xe trôi nhanh quá mà gặp chướng ngại
vật ta phanh gấp sẽ bị ngã. Ta có thể nhả hết ga để xe trôi nhưng ko âm
côn để xe tự phanh bằng số là được, như vậy xe sẽ trôi chậm hơn và ko
cần dùng phanh. Và 1 trường hợp khá là quan trọng nữa đó là nếu đang
tham gia giao thông và đang đi khá nhanh bỗng phải phanh gấp ta có nên
bóp côn ko?. Xin khuyên các bạn là ko. Bởi bóp côn sẽ làm cho xe trôi
nhanh hơn do ko có cái gì cản cả. Như vậy khi bạn dùng phanh ắt hẳn bánh
xe sẽ rê khá nhiều. Còn nếu bạn ko bóp côn và giảm ga. Khi đó động cơ
ko nhận được xăng cũng như là năng lượng nữa dẫn đến máy ko tạo thêm lực
đẩy cho xe mà ngược lại còn làm cho xe chạy chậm đi nhờ phanh số (như
mình đã nói ở việc thả trôi dốc bên trên). Khi đó phanh số kết hợp với
phanh chân và phanh tay sẽ giúp bạn an toàn hơn. Nếu bạn bảo: ko bóp côn
mà giảm tốc độ xe chết máy thì sao?. Thì mình sẽ trả lời thế này: Dù
bạn đang đi với số 4 hoặc số 5 thì tốc độ xe cũng phải giảm xuống khoảng
15-20 km/h xe mới chết máy. Trước khi xe chết máy nó còn kêu ọc ọc và
xe sẽ hơi giật giật. Khi đó chính là lúc bạn bóp côn. Có thể hiểu đơn
giản là ntn. Bạn cần phanh gấp và bạn ko nhả côn, phanh bằng số + phanh
chân + phanh tay để giảm tốc độ xe đã và tránh việc xe bị rê bánh nhiều.
Sau đó khi xe chậm lại rồi thì mới bóp côn. Như vậy an toàn hơn là bạn
bóp côn ngay từ đầu. Và kể cả lỡ xe có chết máy do ko bóp côn thì khi đó
tốc độ xe cũng cực chậm rồi nên ko lo bị văng khỏi xe hay tn cả. Và
việc xe chết máy dù hại xe những cũng ko thể quan trọng bằng sự an toàn
của bạn được. Xe hỏng có thể sửa nhưng người hỏng thì khó khăn đấy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét