Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Xe khách gặp nạn không có trang bị hộp đen

ANTĐ - Ngày 23-5, tổ kiểm tra gồm: Sở GTVT Đắc Lắc, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới và Công an thành phố Buôn Ma Thuột đã tổ chức giám định hệ thống an toàn kỹ thuật xe khách 47V-2371 của HTX Vận tải Quyết Thắng trong vụ tai nạn thảm khốc tại cầu Sê-rê-pốk xảy ra đêm 17-5.

Qua kiểm cho thấy, đây là loại xe khách 47 chỗ ngồi, nhãn hiệu Hyundai, năm sản xuất 2004, nơi sản xuất Hàn Quốc, ngày kiểm định gần nhất: 3-1-2012, hạn kiểm định lần tới: 3-7-2012. Kiểm tra toàn bộ hệ thống an toàn kỹ thuật gồm: Hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống chuyển động và hệ thống treo…tổ kiểm tra không phát hiện ra lỗi kỹ thuật của xe 47V-2371 trước khi xảy ra tai nạn.

Ngoài ra, kết quả kiểm tra thiết bị giám sát hành trình của xe 47V-2371, tổ kiểm tra xác định: Xe khách trên không có trang bị hộp đen, chỉ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình(thiet bi dinh vi oto, thiet bi dinh vi xe may) theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Thiết bị này hoạt động cho tới 22 giờ 20 phút 11 giây ngày 17-5 thì bị ngừng hoạt động.
Riêng hệ thống chuyển động, lốp trước bên phải xe có 2 lỗ thủng, một lỗ 48 cm2 và một lỗ 44 cm2, ông Lê Xuân Biểu, Giám đốc Sở Giao thông Đắc Lắc nhận định có khả năng những lỗ thủng là do nổ lốp. Trước đó, việc giám định mặt đường và mặt cầu Sê-rê-pốk cũng không phát hiện những dấu hiệu bất thường.
xem thêm : thiết bị định vị oto theo quy định của Bộ GTVT tại đây

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Phát hiện nhiều sai phạm và gian dối trong việc sử dụng thiết bị định vị

ANTĐ - Hiện nay, việc quản lý phương tiện vận tải, quản lý lái xe còn lỏng lẻo, nhiều đơn vị đi thanh tra nhưng không bắt được lỗi hoặc nếu bắt được cũng không xử phạt nghiêm túc nên công tác thanh tra chỉ mới xử lý được lái xe chứ doanh nghiệp vận tải dường như chưa “sợ”.


Công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt hiện nay chưa đủ sức răn đe với doanh nghiệp vận tải
(Trong ảnh: Một trạm kiểm tra xe khách lưu động liên ngành giữa Thanh tra GTVT 
và Cục Đăng kiểm Việt Nam tại bến xe Nam Hà Nội)

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, hàng loạt sai phạm, gian dối trong sản xuất, sử dụng thiết bị giám sát hành trình (thiết bị định vị oto, thiết bị định vị xe máy) đã bị cơ quan chức năng phát hiện. Tuy nhiên, để thực sự siết chặt hoạt động xe khách, đưa loại hình vận tải này vào khuôn khổ, ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh thanh tra Bộ GTVT cho hay:

Qua gần 1 tháng thanh tra, kiểm tra 17 doanh nghiệp (DN) ở phía Nam,  Thanh tra Bộ GTVT đã phát hiện nhiều đơn vị chưa đạt, tồn tại nhiều lỗi. Thanh tra Bộ sẽ kiên quyết loại những doanh nghiệp cung cấp nhiều hộp đen khiếm khuyết và yêu cầu phải nhanh chóng khắc phục các tồn tại.

- PV: Với những đơn vị vi phạm, thậm chí “phù phép” dấu hợp quy, sẽ xử lý  như thế nào?

- Ông Thạch Như Sỹ: Một số đơn vị cung cấp hộp đen như Công ty TNHH viễn thông TÍT, Công ty TNHH MTV Ứng dụng kỹ thuật và sản xuất, Công ty CP Việt Track… Thanh tra Bộ đang yêu cầu giải trình về nguồn gốc phần cứng xuất phát từ đâu? Có phải do công ty tự sản xuất hay không? Bởi qua kiểm tra, chúng tôi phát hiện có dấu hiệu công ty không sản xuất thiết bị định vị  này mà mua sản phẩm của các đơn vị khác rồi dán hợp quy của công ty vào... Sau khi các đơn vị vi phạm giải trình, căn cứ vào mức độ, sẽ có những hình thức xử lý khác nhau, nặng thì thu hồi giấy phép hợp quy đối với sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp.

- Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô hiện còn nhiều tồn tại, qua công tác thanh tra, kiểm tra ông đánh giá như thế nào?

- Hiện nay, việc quản lý phương tiện vận tải, quản lý lái xe còn lỏng lẻo, nhiều đơn vị đi thanh tra nhưng không bắt được lỗi hoặc nếu bắt được cũng không xử phạt nghiêm túc nên công tác thanh tra chỉ mới xử lý được lái xe chứ DN vận tải dường như chưa “sợ”.

Cụ thể, rất ít DN, HTX hoạt động đúng với quy định của Nghị định 91, đa phần các phương tiện mang tên HTX hoặc các DN cổ phần nhưng không làm công tác quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động vận tải mà chỉ làm dịch vụ vận tải, trái với quy định của Nhà nước.

Kết quả kiểm tra ở 47 đơn vị vận tải trên toàn quốc cho thấy, đã phát hiện 27/47 doanh nghiệp sử dụng danh sách lái xe, phụ xe khác với thực tế. Doanh nghiệp có ghi danh sách lái xe để làm thủ tục đăng ký hoạt động, nhưng giao xe cho ai thì không biết. Hành khách không biết lái xe đó bằng cấp thế nào. Thậm chí, ngay đến lực lượng CSGT và Thanh tra giao thông kiểm tra cũng không biết được lái xe có hợp đồng với DN hay không?

- Việc lắp đặt thiết bị GPS ở nhiều DN vận tải còn mang tính đối phó. Lực lượng chức năng cũng khó có thể dựa vào hộp đen để quản lý, còn hành khách cũng thiếu tin tưởng?

- Tình trạng DN chỉ có 1-2 xe rồi nhờ một người nào đó ký hợp đồng, cũng thành lập bộ máy ATGT, bộ máy theo dõi thiết bị GPS… nhưng thực chất đây chỉ là hồ sơ để làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh.
Điển hình như ở Thanh Hóa, 49 DN kinh doanh thì có đến 22 doanh nghiệp có từ 1-2 xe khách. Không hiếm các trường hợp mà chủ nhiệm HTX vừa là giám đốc vừa là lái xe, phụ xe, vừa là Ban ATGT và kiêm luôn cả việc theo dõi hộp đen…

Trong khi đó, việc xây dựng các văn bản pháp lý còn nhiều lỗi, chẳng hạn như đang tồn tại song song 2 hình thức quản lý thông tin của lái xe bằng thẻ quẹt và nhắn tin vào dữ liệu thiết bị hộp đen. Trong đó,  hình thức tin nhắn đang khiến cho lực lượng chức năng gặp khó khăn…

- Ngày 1-7 tới sẽ là thời hạn xử phạt các DN vận tải không lắp thiết bị GPS trên cả nước, liệu việc xử lý vi phạm có khó khăn?

- Việc thanh tra, xử phạt lắp đặt thiết bị GPS sẽ được thực hiện vào đầu tháng 7-2013, bắt đầu từ thời điểm này, DN vận tải nào vi phạm sẽ xử lý mạnh, rút giấy phép kinh doanh vận tải chứ không chỉ dừng lại ở phạt tiền hoặc tước phù hiệu như trước đây.